Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" được Ban Chấp hành Trung ương cho rằng đây là vấn đề lớn, hệ trọng và phức tạp.

Chiều ngày (19/9), Bộ GD&ĐT tổ chức gặp Báo chí để thông báo quá trình hoàn thiện Đề án đổi mới giáo dục. Theo Bộ GD&ĐT, dự  thảo lần này thể hiện sự thẳng thắn, đúng mức hơn trong đánh giá thực trạng, nguyên nhân.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng cho biết, chương trình giáo dục mới xác định mục tiêu chuyển mạnh từ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực người học, tập trung nâng cao chất lượng thay chú trọng phát triển số lượng, chuyển từ hệ thống cứng nhắc sang giáo dục mở.

Vì sao giáo dục phải đổi mới?

Qua ba lần cải cách và quá trình đổi mới những năm gần đây, giáo dục Việt Nam (bao gồm cả đào tạo, sau đây gọi chung là giáo dục) đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Tuy nhiên, giáo dục đã bộc lộ những yếu kém, bất cập, trong đó có những vấn đề gây bức xúc xã hội kéo dài. Nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp về giáo dục có hiệu quả trong giai đoạn vừa qua, nay đã không còn phù hợp, cần được điều chỉnh.

Yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặc biệt là yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân, nhanh chóng góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Nếu không đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo thì nhân lực sẽ là yếu tố cản trở sự phát triển của đất nước.

Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực và về khoa học và công nghệ. Xu thế chung của thế giới khi bước vào thế kỷ XXI là các nước tiến hành đổi mới mạnh mẽ hay cải cách giáo dục.

Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”.

Đây là những vấn đề đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo cấp thiết phải đổi mới thực sự mới có thể bắt kịp với xu thế và nhu cầu của người dân.

Sáu hạn chế, yếu kém của giáo dục Việt Nam

Ngoài những yêu cầu cấp thiết trê, trong Đề án lần cuối này còn chỉ ra 6 hạn chế, yếu kém của giáo dục Việt Nam, từ đó bức thiết phải đổi mới. 

-Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, là một trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Giáo dục còn nặng bệnh thành tích; đánh giá kết quả ở nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu thực chất. 

-Chương trình giáo dục còn coi nhẹ thực hành, vận dụng kiến thức; phương pháp giáo dục, kiểm tra, thi và đánh giá lạc hậu, nhiều bất cập. Thiếu gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh.

- Hệ thống giáo dục còn cứng nhắc, thiếu tính liên thông giữa các trình độ đào tạo và các phương thức giáo dục, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Chưa gắn kết đào tạo với sử dụng và nhu cầu của thị trường lao động.

- Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Một số hiện tượng tiêu cực kéo dài trong giáo dục, chậm được khắc phục, có việc còn trầm trọng hơn, gây bức xúc xã hội. Chưa coi trọng đúng mức đánh giá hiệu quả quản lý và hiệu quả đầu tư cho giáo dục.

- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; thiếu động lực tự học và đổi mới; chưa bắt kịp yêu cầu của đổi mới giáo dục.

- Nhiều chính sách và cơ chế tài chính lạc hậu, phân bổ tài chính mang tính bình quân, dàn trải. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu và lạc hậu, chưa đạt chuẩn quy định, thiếu quỹ đất dành cho phát triển giáo dục.

Nguyên nhân chung của những yếu kém, hạn chế đó được nhận định do trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn lực còn hạn hẹp trong khi yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và phát triển bền vững, giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập. 

Đề án khẳng định “Giáo dục vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu, chưa được ưu tiên nhất trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chưa được coi là nhân tố quyết định của phát triển đất nước”.

Quản lý giáo dục còn nhiều bất cập; kinh phí đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Thiếu dự báo nhu cầu nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhu cầu học tập của nhân dân để làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển giáo dục.

Trước tình hình đó, quan điểm chỉ đạo đổi  mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam được vạch ra là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ tư duy, quan điểm đến mục tiêu, hệ thống, chương trình giáo dục (nội dung, phương pháp, thi, kiểm tra, đánh giá), các chính sách, cơ chế và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; đổi mới ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, ở cả Trung ương và địa phương, ở mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đổi mới để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân.

Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn, các giải pháp đồng bộ, khả thi, có cơ sở khoa học. 

Đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả, từ đầu mà cần vừa củng cố, phát huy các thành tựu và điển hình đổi mới, vừa kiên quyết chấn chỉnh những lệch lạc, những việc làm trái quy luật, phát triển những nhân tố tích cực mới; đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp với thực tế đất nước, địa phương. Những hạn chế, thách thức của giáo dục phải được nhận thức sâu sắc, có giải pháp hữu hiệu và lộ trình để khắc phục, vượt qua để đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới.

Dự thảo sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương vào tháng 10/2013.

 

TRUNG TÂM GIA SƯ MINH TÂM

 

ĐT: (08) 3890 8900 – 012 3890 8900

 

Gặp thầy Minh hoặc cô Hân

 

Chúng tôi luôn đồng hành và hỗ trợ trong suốt quá trình học tập của bạn

 

 

 

 

Hãy share để mọi người cùng biết:

Trở lại      In      Số lần xem: 6305
Tin tức liên quan
Liên kết website
Hỗ Trợ Trực Tuyến
Chat Tư vấn học
Chat Tư vấn dạy

(028) 3890 8900

 08  6890 8900

 

Quảng cáo
Thống kê
 Trực tuyến :  16
 Hôm nay:  34
 Hôm qua:  1031
 Tuần trước:  7259
 Tháng trước:  27632
 Tất cả:  9538423
    • HỘ KINH DOANH CỦA HÀNG MINH TÂM
    • MST :41L8028333 Do UBND Quận 12 -TPHCM Cấp Ngày 25/09/2019 
     ► VP chi nhánh quận 6: 53 đường 74, phường 10, quận 6, TP HCM.
     
    (Nhấp vào đây để xem sơ đồ đường đi đến chi nhánh quận 6)                                           
     
     ► VP chi nhánh quận 12: 287 Phan Văn Hớn, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP HCM
     
                             Chung cư Tecco Green Nest, block 3, căn hộ TM04 (tầng trệt)
     
    (Nhấp vào đây để xem sơ đồ đường đi đến chi nhánh Quận 12)
     
    ► VP chi nhánh quận Thủ Đức: 34 đường số 5, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM
     
    (Nhấp vào đây để xem sơ đồ đường đi đến chi nhánh quận Thủ Đức)
     
    ♦ Điện thoại: (028) 3890 8900 - 08 3890 8900
     
    ♦ Hotline (24/7): 08 68908900 - 0909368900
     
    ♦ Email: giasu.minhtam@yahoo.com
     
    ♦ Website: www.giasuminhtam.com
     
     
     
0868908900 hotline