CÔNG THỨC NÀO CHO LƯƠNG GIÁO VIÊN ?

Lương nhà giáo luôn được mổ xẻ ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, nhưng có điểm chung là lâu nay lương nhà giáo thực thế chưa đủ sống, chưa đủ để nhà giáo lấy đó là động lực dạy học, động lực vào nghề sư phạm.

 
 
XEM BẢNG GIÁ GIA SƯ ĐĂNG KÝ TÌM GIA SƯ ĐĂNG KÝ LÀM GIA SƯ
 

Bất cập lương, phụ cấp giáo viên

Hiện nay thang, bảng lương của giáo viên phổ thông được được quy định trong Nghị định số 204/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức.... Theo đó, giáo viên phổ thông được hưởng lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, giáo viên được xếp vào ngạch viên chức.

Thực tế, xét về thang, bậc lương của nhà giáo, chưa phải hoàn toàn là một trong những thang bậc lương cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính, sự nghiệp. Tốt nghiệp đại học, cũng như những ngành khác nhà giáo đều có lương bậc 1 là 2,34, nhưng một số ngạch lương chưa bằng ngành khác như: Giáo viên trung học cao cấp có hệ số lương bậc 1 là 4,0 thấp hơn ngạnh chuyên viên chính là bậc 1 là 4,40, trong khi đó chuyên viên chỉ yêu cầu trình độ đại học, còn giáo viên trung học cao cấp phải có trình độ sau đại học.

 

 

Ngoài ra, các chế độ phụ cấp cũng còn nhiều bất cập,  mức phụ cấp ưu đãi cho cán bộ, giáo viên công tác ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn còn chưa tương xứng với những khó khăn, vất vả mà họ phải chịu đựng. Phụ cấp đối với giáo viên dạy môn chuyên cũng giống như giáo viên không chuyên trong các trường chuyên biệt là không công bằng. 

Theo báo cáo của Công đoàn giáo dục Việt Nam, nhiều địa phương còn có tình trạng nợ tiền lương, đặc biệt nợ lương phụ cấp ưu đãi, tiền lương dạy thêm giờ, dạy phổ cập giáo dục, phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thu hút cho nhà giáo ở vùng khó khăn.

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2009, có hiệu lực từ ngày 1/7/2010 nhưng phải tới tháng 7/2011 Chính phủ mới ban hành văn bản hướng dẫn về tính và trả phụ cấp thâm niên cho nhà giáo, nên nhiều giáo viên công tác lâu năm đến nay vẫn chưa được hưởng loại phụ cấp này. 

 

XEM BẢNG GIÁ GIA SƯ ĐĂNG KÝ TÌM GIA SƯ ĐĂNG KÝ LÀM GIA SƯ

 

Lương giáo viên có cao hơn GDP?

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đào tạo thể hiện trong Nghị quyết trung ương 8 vừa qua là: “Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng”.

Trao đổi xung quanh vấn đề này, TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên thư kí Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, hiện cũng có nhiều ý kiến nói rằng, đối với các nước thu nhập thấp lương giáo viên phải thấp hơn GDP, đối với nước trung bình thì lương ngang với GDP, với nước phát triển lương trên GDP.

“Tôi có theo dõi lương giáo viên trong tài liệu “Giáo dục qua tầm nhìn” của các nước OECD (Các nước có nền kinh tế phát triển) xuất bản từng năm thì thấy, lương bao giờ cũng thấp hơn GDP, không bao giờ lương cao hơn, còn lương của các nước phát triển tôi khẳng định là cao hơn GDP. Cũng theo đó, các nước đang phát triển mà có nền giáo dục phát triển thì lương cao hơn GDP, khuyến cáo của Unesco cũng cho thấy: cần tăng lương giáo viên ở những nước đang phát triển lên mức gấp 2,5 GDP” TSKH. Tiến cho biết.

 

Bà Trần Thị Tâm Đan cho biết, lương giáo viên không thể lấy GDP ra để trả, vì như vậy so với nước ta sẽ rất thấp. Ảnh Xuân Trung

 

Bà Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội cho hay, khi trao đổi với nhiều giáo viên và nhà quản lí, nếu chỉ đổi mới giáo viên để nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, nâng cao động lực làm việc, thì phần lớn đều nói: “Nếu không đề cập tới chế độ chính sách của giáo viên lúc này thì khó mà có động lực dạy học để nâng cao chất lượng, cũng khó để thu hút được các em học sinh tốt nghiệp phổ thông loại giỏi vào nghề sư phạm.


Có thể có nhiều em thích sư phạm nhưng nhìn thấy đời sống của nghề giáo khó khăn quá, với lẽ đó lương và chính sách nhà giáo là điều kiện để giải quyết cho phương pháp đào tạo giáo viên”, bà Tâm Đan nêu vấn đề.

Bà Đan cũng cho rằng, GDP các nước cao hơn chúng ta rất nhiều, nếu lấy GPD để trả lương là không đảm bảo đời sống của giáo viên, thậm chí mình có trả hơn cũng thế, nhưng hơn ở mức nào lại khác. 

Theo một khảo sát mới đây của Ủy ban Giáo dục, Thanh Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội, lương giáo viên của chúng ta chỉ từ trung bình 3 – 3,5 triệu/tháng, một phần nhỏ giáo viên sống sung túc nhưng theo một việc khác, còn đại đa số là thấp. 

“Bây giờ chỉ hỏi một bà nội trợ lương 3 – 3,5 triệu đi chợ thì biết ngay là thiếu tới mức nào, đó là thực tế. Nhiều tổ chức quốc tế cũng đã thừa nhận chất lượng giáo dục phổ thông đều được quyết định bởi đội ngũ giáo viên, đội ngũ giáo viên nếu có chất lượng thì không những chúng ta có chất lượng về kiến thức mà còn ở đạo đức và nhân cách người thầy”, bà Tâm Đan khẳng định.

Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước lại nghĩ, lương giáo viên phải được xuất phát từ vị trí, yêu cầu của ngành giáo dục, ở đây nếu nói lương giáo viên thấp hay cao là rất khó. Nhưng có một điều thực tế mà theo bà Bình, giáo viên hiện nay phần lớn không làm được việc.

“Theo tôi, giáo dục chúng ta cần một hệ thống các trường sư phạm chuyên nghiệp đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ để xây dựng xã hội. Ở ta ít nhất trong một thời gian hệ thống sư pham phải là một nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng về trình độ, đạo đức” bà Bình nói.

Ông Nguyễn Quang Kính, nguyên Chánh văn phòng Bộ GD&ĐT nêu quan  điểm: “Phải trả lương một cách xứng đáng cho nhà giáo, nếu không làm được điều đó thì cuối cùng không giải quyết được vấn đề gì. Mức lương của chúng ta hiện nay, nếu không tăng thì giáo viên sẽ dành nhiều thời gian cho nghề phụ (bán rau, dạy thêm, đi buôn…) hơn là nghề chính dạy học” ông Kính thẳng thắn nêu ý kiến.

Giải pháp tăng lương

Sửa đổi chính sách về tiền lương và phụ cấp để giáo viên có động lực làm việc. Cải thiện điêu kiện sống và làm việc để giáo viên tập trung vào hoạt động giáo dục một cách chuyên nghiệp. Đặc biệt, đổi mới phương thức tuyển sinh và chính sách đối với sinh viên/học viên tại các cơ sở đào tạo giáo viên nhằm thu hút những thanh niên có phẩm chất, năng lực. Phân định cho ngành giáo dục giữ quyền chủ động và chịu trách nhiệm cho việc tuyển dụng giáo viên để khớp nối cung – cầu về nhân lực. 

 

TRUNG TÂM GIA SƯ MINH TÂM

 

ĐT: (08) 3890 8900 – 012 3890 8900

 

Gặp thầy Minh hoặc cô Hân

 

Chúng tôi luôn đồng hành và hỗ trợ trong suốt quá trình học tập của bạn

 

 

Hãy share để mọi người cùng biết:

Trở lại      In      Số lần xem: 3346
Tin tức liên quan
  • LUYỆN THI VÀO LỚP 6 TRƯỜNG CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA
  • CẬP NHẬT MỚI NHẤT THÔNG TIN LỊCH TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG 2014
  • ĐỐI THOẠI TRỰC TUYẾN :
  • TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG 2014 SẼ CÓ NHIỀU THAY ĐỔI - CẬP NHẬT MỚI NHẤT TỪ BỘ GD&ĐT
  • GIÁO VIÊN VÙNG CAO ĐƯỢC THƯỞNG TẾT BAO NHIÊU?
  • CHẠNH LÒNG KHI NGHĨ ĐẾN THƯỞNG TẾT CHO GIÁO VIÊN
  • Ôn thi môn Toán, hãy bắt đầu từ hôm nay
  • Giải pháp ôn thi môn Toán đạt hiệu quả cao.
  • Bật mí cách ôn thi hiệu quả
  • LÝ GIẢI VIỆC HỌC SINH VIỆT NAM THẮNG LỚN TRÊN BẢNG XẾP HẠNG THẾ GIỚI
Liên kết website
Hỗ Trợ Trực Tuyến
Chat Tư vấn học
Chat Tư vấn dạy

(028) 3890 8900

 08  6890 8900

 

Quảng cáo
Thống kê
 Trực tuyến :  16
 Hôm nay:  559
 Hôm qua:  690
 Tuần trước:  5958
 Tháng trước:  31060
 Tất cả:  9513675
    • HỘ KINH DOANH CỦA HÀNG MINH TÂM
    • MST :41L8028333 Do UBND Quận 12 -TPHCM Cấp Ngày 25/09/2019 
     ► VP chi nhánh quận 6: 53 đường 74, phường 10, quận 6, TP HCM.
     
    (Nhấp vào đây để xem sơ đồ đường đi đến chi nhánh quận 6)                                           
     
     ► VP chi nhánh quận 12: 287 Phan Văn Hớn, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP HCM
     
                             Chung cư Tecco Green Nest, block 3, căn hộ TM04 (tầng trệt)
     
    (Nhấp vào đây để xem sơ đồ đường đi đến chi nhánh Quận 12)
     
    ► VP chi nhánh quận Thủ Đức: 34 đường số 5, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM
     
    (Nhấp vào đây để xem sơ đồ đường đi đến chi nhánh quận Thủ Đức)
     
    ♦ Điện thoại: (028) 3890 8900 - 08 3890 8900
     
    ♦ Hotline (24/7): 08 68908900 - 0909368900
     
    ♦ Email: giasu.minhtam@yahoo.com
     
    ♦ Website: www.giasuminhtam.com
     
     
     
0868908900 hotline